Thumbnail Image

Hướng dẫn Phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trong chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở Châu Á

Theo dõi và giám sát bệnh dịch tả lợn châu Phi









Ho, H.P.J., Bremang, A., Conan, A., Tang, H., Oh, Y. & Pfeiffer, D.U. 2023. Hướng dn phòng nga và kim soát bnh dch t ln Châu Phi (ASF) trong chăn nuôi ln quy mô nh  Châu Á: Theo dõi và giám sát bnh dch t ln châu Phi. Băng Cốc, FAO. 


Also available in:

Related items

Showing items related by metadata.

  • Thumbnail Image
    Book (stand-alone)
    Hướng dẫn Phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) trong chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở châu Á
    Phương pháp tiếp cận chuỗi sạch đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi trong chăn nuôi quy mô nhỏ
    2023
    Also available in:

    Bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm ở tất cả các giống và lứa tuổi của lợn nhà và lợn rừng, không có vaccine phòng bệnh và biện pháp trị bệnh hiệu quả. Sự xâm nhập của ASF vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương thu hút sự quan tâm rất lớn bởi khu vực này là vùng nuôi lợn chính, cung cấp 58% lượng lợn toàn cầu (FAOSTAT). Tác động của ASF đối với các nền kinh tế và an ninh lương thực ngày càng đáng lo ngại. Khi bệnh tiếp tục lan rộng ra các vùng lãnh thổ mới, các hoạt động chuẩn bị ứng phó và kiểm soát cần thường xuyên được điều chỉnh để thích ứng với tình huống thực tế mà có thể trái ngược với những gì được kỳ vọng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế hay kinh nghiệm từ các nơi khác trên thế giới. Thông qua các cuộc họp tham vấn quốc gia và quốc tế, các quốc gia bị ảnh hưởng đã đề nghị được hỗ trợ kỹ thuật cho việc kiểm soát ASF mà đặc biệt là phù hợp cho các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ trong bối cảnh Châu Á (SO5). Đây là tài liệu thứ tư trong bộ tài liệu “Hướng dẫn Phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trong chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở Châu Á” phác thảo các nguyên tắc của hệ thống chuỗi sạch ASF cho các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ khu vực Đông Nam Á. Tài liệu này khuyến nghị ứng dụng thực tế các thực hành quản lý an toàn sinh học tốt kết hợp với truy xuất nguồn gốc trong hệ thống chăn nuôi quy mô nhỏ đảm bảo sản xuất và cung ứng hàng hóa liên tục theo chuỗi giá trị thịt lợn bất kể tình huống nguy cơ virus ASF hiện hữu.
  • Thumbnail Image
    Book (stand-alone)
    Hướng dẫn lộ trình kiểm soát dịch bệnh lở mồm long móng với hiệu quả tăng dần (PCP-FMD) 2016
    Also available in:
    No results found.

    Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) đã xuất hiện tại Việt Nam trên 100 năm qua và trong thời gian gần đây đôi khi vẫn gây ra những đợt dịch trầm trọng, làm tổn thất lớn về kinh tế của người chăn nuôi, ngân sách nhà nước cũng như ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chăn nuôi, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam, các nước trong khu vực ASEAN và cộng đồng quốc tế đã và đang cam kết, triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng, chống khác nhau. Để các biện pháp phòng chống phù h ợp với thực tiễn và năng lực của mỗi quốc gia, ở trong từng thời kỳ có các mục tiêu khác nhau và có tính khả thi cao; đồng thời với vai trò là tổ chức hỗ trợ, tư vấn về kỹ thuật thú y trên thế giới, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã đầu tư nhiều công sức, trí tuệ để đưa ra cách tiếp cận mới trong việc đánh giá thực trạng và từ đó có giải pháp phòng, chống bệnh LMLM dựa trên những kết quả đạt được. Cụ thể, FAO và OIE đã đưa ra Lộ trình kiểm soát bệnh LMLM v ới hiệu quả tăng dần (viết tắt trong tiếng Anh là PCP-FMD) nhằm định hướng cho các nước có bệnh LMLM ở dạng địa phương đánh giá rõ thực trạng và có được giải pháp phòng, chống phù hợp và hiệu quả hơn.
  • Thumbnail Image
    Book (stand-alone)
    Quy tắc ứng xử cho nghề cá có trách nhiệm 1995
    Từ xa xưa, đánh bắt cá đã là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho loài người và là nguồn cung cấp việc làm và lợi ích kinh tế cho những người tham gia hoạt động này. Sự giàu có của nguồn lợi thủy sản được cho là một món quà vô hạn của thiên nhiên. Tuy nhiên, với sự gia tăng kiến ​​thức và sự phát triển năng động của nghề cá sau chiến tranh thế giới thứ hai, huyền thoại này đã phai nhạt khi nhận ra rằng nguồn lợi thủy sản, mặc dù có thể tái tạo, không phải là vô hạn và cần được quản lý đúng cách, nếu chúng đóng góp vào nguồn dinh dưỡng, phúc lợi kinh tế và xã hội của dân số thế giới ngày càng tăng cần được duy trì. Việc áp dụng rộng rãi các vùng đặc quyền kinh tế (EEZs) vào giữa những năm 70 và việc Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển được thông qua vào năm 1982, sau nhiều thời gian cân nhắc, đã cung cấp một khuôn khổ mới để quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên biển. Chế độ pháp lý mới về đại dương đã trao cho các Quốc gia ven biển các quyền và trách nhiệm đối với việc quản lý và sử dụng các nguồn thủy sản trong các đặc khu kinh tế của họ, nơi chiếm khoảng 90% lượng thủy sản biển trên thế giới. Quyền tài phán quốc gia mở rộng như vậy là một bước cần thiết nhưng không đủ để quản lý hiệu quả và phát triển bền vững nghề cá. Nhiều quốc gia ven biển tiếp tục phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do thiếu kinh nghiệm và nguồn lực tài chính và vật chất, họ tìm cách thu lợi lớn hơn từ nghề cá trong các đặc khu kinh tế của họ.

Users also downloaded

Showing related downloaded files

No results found.