Thumbnail Image

Lập hồ sơ chợ buôn bán động vật sống để đưa ra quyết định theo thời gian thực: Ứng dụng lập hồ sơ chợ










Also available in:

Related items

Showing items related by metadata.

  • Thumbnail Image
    Book (stand-alone)
    Hướng dẫn Phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) trong chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở châu Á
    Phương pháp tiếp cận chuỗi sạch đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi trong chăn nuôi quy mô nhỏ
    2023
    Also available in:

    Bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm ở tất cả các giống và lứa tuổi của lợn nhà và lợn rừng, không có vaccine phòng bệnh và biện pháp trị bệnh hiệu quả. Sự xâm nhập của ASF vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương thu hút sự quan tâm rất lớn bởi khu vực này là vùng nuôi lợn chính, cung cấp 58% lượng lợn toàn cầu (FAOSTAT). Tác động của ASF đối với các nền kinh tế và an ninh lương thực ngày càng đáng lo ngại. Khi bệnh tiếp tục lan rộng ra các vùng lãnh thổ mới, các hoạt động chuẩn bị ứng phó và kiểm soát cần thường xuyên được điều chỉnh để thích ứng với tình huống thực tế mà có thể trái ngược với những gì được kỳ vọng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế hay kinh nghiệm từ các nơi khác trên thế giới. Thông qua các cuộc họp tham vấn quốc gia và quốc tế, các quốc gia bị ảnh hưởng đã đề nghị được hỗ trợ kỹ thuật cho việc kiểm soát ASF mà đặc biệt là phù hợp cho các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ trong bối cảnh Châu Á (SO5). Đây là tài liệu thứ tư trong bộ tài liệu “Hướng dẫn Phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trong chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở Châu Á” phác thảo các nguyên tắc của hệ thống chuỗi sạch ASF cho các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ khu vực Đông Nam Á. Tài liệu này khuyến nghị ứng dụng thực tế các thực hành quản lý an toàn sinh học tốt kết hợp với truy xuất nguồn gốc trong hệ thống chăn nuôi quy mô nhỏ đảm bảo sản xuất và cung ứng hàng hóa liên tục theo chuỗi giá trị thịt lợn bất kể tình huống nguy cơ virus ASF hiện hữu.
  • Thumbnail Image
    Book (stand-alone)
    Sổ tay hướng dẫn sử dụng kháng sinh có trách nhiệm trong chăn nuôi dành cho nhân viên thú y cơ sở tại Việt Nam 2020
    Also available in:

    Sử dụng thuốc kháng khuẩn trong chăn nuôi động vật trên cạn và dưới nước rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe vật nuôi và năng suất chăn nuôi. Việc này góp phần đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và sức khỏe động vật, nhờ đó bảo vệ sinh kế và sự bền vững của hoạt động chăn nuôi. Giờ đây, chúng ta đang đối mặt với nguy cơ gia tăng do hiện tượng kháng kháng khuẩn bao gồm cả kháng kháng sinh (AMR) sẽ phá hủy các thành tựu về thú y và an toàn thực phẩm. Điều quan trọng là các loại thuốc này cần luôn sẵn có và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe động vật và hoạt động nông nghiệp. Nhân viên thú y cơ sở (TYCS) đóng vai trò cung cấp thông tin và dịch vụ chăn nuôi thú y. Họ hỗ trợ công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh động vật, thúc đẩy an toàn sinh học và các dịch vụ điều trị ban đầu cho vật nuôi. TYCS là đầu mối liên lạc đầu tiên mà người chăn nuôi có thể tiếp cận khi sức khỏe vật nuôi có vấn đề. TYCS là những truyền thông viên quan trọng cho các hoạt động phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh bao gồm sử dụng thuốc kháng khuẩn, kháng sinh và tiêm phòng có trách nhiệm. Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Khẩn cấp Dịch bệnh động vật Xuyên biên giới (ECTAD) - FAO Việt Nam phối hợp với Cục Thú y đã cung cấp nhiều chương trình đào tạo khác nhau cho TYCS. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy TYCS là một phần giải pháp giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh (AMR), sử dụng thuốc kháng sinh (AMU) có trách nhiệm cũng như kiểm soát bệnh động vật. Do vậy, cuốn sổ tay này nhằm mục đích cung cấp kiến thức cơ bản về AMR và AMU, hướng dẫn thực tế để TYCS hiểu rõ hơn và hỗ trợ công tác tuyên truyền về AMU có trách nhiệm giữa người chăn nuôi, người bán thuốc thú y và cuối cùng giảm rủi ro AMR.
  • Thumbnail Image
    Document
    Kế hoạch Hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền Động vật và Tuyên bố Interlaken
    Thông qua tại Hội nghị Kỹ thuật Quốc tế về Tài nguyên Di truyền Động vật vì Lương thực và Nông nghiệp, Interlaken, Thuỵ Sỹ, 3-7 tháng Chín 2007
    2007
    Việc sử dụng bền vững, phát triển và bảo tồn tài nguyên di truyền vật nuôi của thế giới là rất quan trọng đối với nông nghiệp, sản xuất thực phẩm, phát triển nông thôn, và môi trường. Do nhu cầu phát triển một khuôn khổ hiệu quả cho việc quản lý tài nguyên và giải quyết các mối đe doạ xói mòn di truyền, 109 quốc gia họp triệu tập vào tháng Chín năm 2007 tại Hội nghị Kỹ thuật Quốc tế về Tài nguyên Di truyền Động vật vì Lương thực và Nông nghiệp đầu tiên tại Interlaken, Thuỵ Sỹ. Hội nghị đã thông qua Kế hoạch Hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền Động vật - trong đó bao gồm 23 ưu tiên chiến lược hành động nhằm thúc đẩy quản lý khôn ngoan các tài nguyên quan trọng này. Kế hoạch Hành động Toàn cầu là kết quả của quá trình định hướng quốc gia về báo cáo, phân tích, và thảo luận, đồng thời chuẩn bị cho báo cáo Hiện trạng Tài nguyên Di truyền Động vật Thế giới vì Lương thực và Nông nghiệp, bản đánh giá toàn diện toàn cầu đầu tiên về đa dạng vật và quản lý vật nuôi. Hội nghị cũng thông qu a Tuyên bố Interlaken về Tài nguyên Di truyền Động vật, trong đó khẳng định cam kết của các quốc gia về việc triển khai Kế hoạch Hành động Toàn cầu và đảm bảo đa dạng sinh học chăn nuôi của thế giới được sử dụng nhằm thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu và bảo tồn cho các thế hệ tương lai.

Users also downloaded

Showing related downloaded files

No results found.